Dưới đây Ad sẽ chia sẽ một số “mẹo” (nên nhớ chỉ là mẹo giúp cải thiện level of TOPIK thôi nhé) để vượt qua các mức độ 4,5,6.
Theo kinh nghiệm từng trải qua 6 đợt thi TOPIK thì nhận ra một số điều sau:
1. Đang học cuốn 3 trở xuống thì đừng nên mơ cấp 4,5,6 làm gì cả. Hãy tập trung nuốt cho hết đống ngữ pháp ở cuốn 3 là cách sau này dễ thi TOPIK nhất. Vì ngữ pháp của cuốn này khá quan trọng một số nằm trong cuốn 4 (tuỳ theo giáo trình) hãy nhớ lấy các cấu trúc đó vì nó sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại từ câu 1 đến câu 5 trong các kỳ thì TOPIK.
2. Nếu đã học từ cuốn 4 trở lên thì khi đó không nên tập trung quá nhiều vào ngữ pháp mà hãy tập trung với lượng từ mới vì với các cấp 4,5,6 thì từ mới hầu hết sẽ được giới thiệu trong sách cuốn 4,5,6. Nếu không học từ mới ở 3 cuốn này thì khi vào phần thi kỹ năng đọc thì các bạn sẽ bị shock đấy vì phần đọc từ mới rất rất rất nhiều dường như từ nào cũng là mới ? từ mới hầu hết rất học thuật và liên quan đến kinh tế, khoa học, xã hội chứ không còn là 밥, 김치찌개, 비빔밥 nữa. Vậy nên muốn phần đọc điểm cao thì tập trung vào từ mới.
3. Thứ nhất kỹ năng nghe:
Có rất nhiều bạn gặp rắc rối với kỹ năng này ngay cả Ad cũng vậy. Không hiểu sao điểm nghe khi nào cũng thấp nhất. Sau nhiều lần thì đi thì lại thì Ad rút ra được một điều quyết định tới điểm số phần nghe.
Khi nghe TUYỆT ĐỐI không vừa nghe vừa đọc. Chúng ta không phải lại siêu nhân và khoa học nghiên cứu bộ não chúng ta làm việc không hiệu quả nếu làm 2 việc cùng 1 lúc. Vậy nên trước khi bắt đầu thi thời gian mình nghe hướng dẫn hãy tận dụng thời gian đó đọc trước đề bài và câu trả lời để giải quyết 5-10 câu đầu tiên nhanh nhất và chính xác nhất có thể vì là những câu dễ để làm bước chạy Đà cho những câu tiếp theo. Xong mỗi câu chúng ta có 10 giây để trả lời hãy tận dụng 10 giây đó để trả lời và đọc đề câu tiếp theo. Lưu ý: nếu đọc không kịp mà băng đã chuyển sang câu mình đang đọc đề, hãy dừng việc đọc lại chỉ tập trung cho việc nghe. Nghe xong cố gắng nhớ cái đề và đáp án mình đã đọc thì tỷ lệ đúng sẽ rất cao so với vừa đọc vừa làm. Hãy rèn kĩ năng này thật nhiều
– Thứ 2 kỹ năng viết:
Kỹ năng này nếu Ad làm thì hay làm câu 1,2 và 4 trước còn câu 3 làm cuối cùng. Câu 1 và 2 rất dễ nên làm lấy điểm trước câu 4 là câu nhiều điểm và thường thì khá là khó. Nên làm câu này trước vì viết 600-700 từ không dễ lại là câu nhiều điểm nhất nên phải viết cho đủ để không bị trừ điểm cái đã, còn câu 3 cũng phải viết có 200-300 từ và hầu hết là miêu tả lại một biểu đồ hoặc một quá trình hay thống kê không khó lắm 9-10 phút là giải quyết ngay được câu này rồi.
Trong khi làm câu 1 thì chúng ta nên để ý đuôi dùng của cả bài. Nếu 읍/습니다 hoặc 예요/이예요 thì cứ viết theo đuôi trên sẽ không bị trừ điểm. Câu 2 là câu cần người viết phải nhanh nhạy vì đáp án thường có luôn trong bài. Hãy nhìn câu trước và câu sau của chỗ trống thì hầu hết chúng đều đoán ra được đáp án. Nên lấy điểm tuyệt đối của câu 1 và 2.
– Thứ 3 thi kỹ năng đọc:
Cái khó của bài thi đọc là phân bố thời gian, chúng ta luôn có cảm giác thiếu thời gian. Dù đã rất cố gắng rồi nhưng cũng thiếu thời gian để làm ít nhất là 10 câu cuối. Thế nên Ad chỉ cho các bạn kỹ năng sau:
Theo quan sát cả 6 lần thi thì Ad thấy từ câu 1-5 là ngữ pháp nằm trong cuốn 3 và 4 nên khá là dễ cố gắng làm nhanh và chính xác để lấy trọn điểm cho mấy câu này. Tiếp, đối với những câu đọc đoạn văn chọn câu trả lời đúng nhất thì nên đọc câu trả lời trước rồi mới đọc đoạn văn. Thông thường đọc sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu chúng ta đọc theo cách thông thường đọc hết bài rồi mới đọc câu hỏi để trả lời thì thay vào đó hãy đọc câu trả lời trước thì bạn sẽ giảm được 1/3 thời gian làm trên 1 câu lý do chúng ta không cần đọc hết đoạn văn mà vẫn trả lời đúng câu hỏi.
Đối với những câu chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống. Thông thường khi các bạn nhìn vào 3-5 câu hỏi của phần này chúng ta sẽ nhận ra một điều rất thú vị đó là ô trống sẽ dịch chuyển từ đầu bài cho đến cuối bài đọc. Đối với những bài ô trống nằm ở đầu bài thì không nên đọc hết bài làm gì cả mà chỉ cần tập trung cho phần đầu là đủ để trả lời rồi. Đối với những câu có ô trống ở giữa bài thì chúng ta nên tập trung 2 câu trước và 2 câu sau của ô trống nếu chúng ta nhanh nhạy thì sẽ đoán ra được câu trả lời. Còn đối với những câu có ô trống nằm ở cuối bài buộc chúng ta phải đọc hết cả bài mới làm được.
Đối với những câu 가 나 다 라 thì thường để bài sẽ có 2 câu cùng mở đầu là một chữ cái trong 4 chữ cái trên có nghĩa 4 câu trả lời chỉ bắt đầu có 2 trong 4 chữ cái trên vậy nên chúng ta chỉ tập trung vào đúng 2 trong 4 chữ cái trên để đoán câu nào là câu mở đầu câu nào là câu tiếp theo. Phần này khá dễ.
Vậy nên khi đọc chúng ta phải phát hiện ra được điểm chung của các đề và dựa vào đó để cải thiện kỹ năng đọc.
Bây giờ để kiểm định các cách trên có hiệu quả hay không các bạn hãy làm thử 1 đề và áp dụng cách của các bạn và cách của Ad để so sánh.